Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

BASAME MUCHO, NỤ HÔN ĐẮM ĐUỐI GIÃ TỪ ĐÊM CUỐI






Tuấn Thảo


Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì Besame Mucho (dịch sát nghĩa là Hãy hôn em thật nhiều) là ca khúc Mêhicô nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Bản nhạc này cũng phá luôn kỷ lục về số lượng ghi âm, vì tính tới nay, bài đã có trên dưới hai ngàn phiên bản. Do vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi Mêhicô đã nhiều lần vinh danh tác giả bài hát là bà Consuelo Velasquez với những giải thưởng cao quý nhất.
Có hai điều khá thú vị đáng được RFI ghi nhận : thứ nhất, trong số các nghệ sĩ tên tuổi cùng thời, bà Consuelo Velasquez là gương mặt phụ nữ hiếm thấy chuyên soạn nhạc bolero. Thứ nhì, bà Consuelo sáng tác một ca khúc cực kỳ lãng mạn, hết sức trữ tình, cho dù bà chỉ mới ở cái tuổi dậy thì, ở cái thời trinh nữ chưa biết tình yêu chăn gối hay rung động xác thịt là gì.



Vậy thì điều gì đã khiến cho một thiếu nữ trong trắng trinh nguyên lại viết lên một ca khúc nồng nàn say đắm, lãng mạn đượm thắm đến như vậy. Nhạc phẩm Besame Mucho ra đời đầu những năm 1940, thời mà xã hội Mêhicô còn rất bảo thủ, nếu không nói là trọng nam khinh nữ. Thời mà hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt, định đoạt. Thời mà các gia đình sùng đạo tạo ra những khuôn thước tư tưởng, mà người đàn bà khó thể nào mà xé rào vượt qua.Để so sánh, tác giả Consuelo Velasquez đã soạn nhạc phẩm Besame Mucho năm mới 15 tuổi, trong khi tác giả Carlos Eleta Almaran sáng tác bài hát Historia de un Amor (Chuyện tình yêu) năm ông 37 tuổi, còn Osvaldo Farres soạn ca khúc Quizas, Quizas ở tuổi 45.
Trong cái khuôn khổ trật tự ấy, nơi mà người đàn bà được răn bảo từ thuở ấu thơ là nên tránh tiếp xúc với đàn ông, dục vọng là cám dỗ, nụ hôn là tội lỗi, bà Consuelo Velasquez đã dám dùng trí tưởng tượng để nói lên nỗi đam mê hừng hực bùng cháy qua biểu tượng nụ hôn. Sự táo bạo của bài hát nằm ở chỗ đó, do nó phản ánh cương vị của tác giả vào cái thời mà bà đang sống.

Giả sử như bà Consuelo Velasquez viết bài này vào những năm 1970, thời kỳ của Cách mạng tình dục và phong trào đòi nữ quyền, giải phóng người phụ nữ, thì chưa chắc gì bản nhạc sẽ có tiếng vang lớn đến như vậy. Chính cái bối cảnh khắt khe ràng buộc mới làm cho ý tứ của bài hát trở nên cực kỳ sexy, vô cùng táo bạo.



Trong tiếng Tây Ban Nha, chữ hôn em "besame" được dùng dưới dạng động từ chứ không phải là danh từ, cái ý tưởng ngày mai sẽ chia ly càng lớn trong tâm trí, thì đôi tình nhân càng gần với nhau qua thể xác. Lối dùng ca từ tượng hình, để nói lên các động thái càng lúc càng cận kề ấy đánh vào trí tưởng tượng của người nghe, khiến họ phải hình dung ra cặp tình nhân này đang làm gì với nhau.Nhạc phẩm Besame Mucho được viết tựa như một kịch bản phim đầy chi tiết. Một cặp tình nhân quấn quýt bên nhau như thể họ đang sống trọn bên nhau một đêm cuối cùng trước khi xa rời vĩnh viễn. Nghe bài hát người ta có thể hình dung ra một màn phim quay cận ảnh, nơi mà đôi tình nhân vòng tay ghì chặt, đắm đuối nhìn nhau, chết lịm ánh mắt.
Cách dùng hình tượng cận ảnh chứ không phải là toàn cảnh, cho thấy sự chuyển động rất gần và vì rất gần nên không thể nào thấy hết. Bài hát chỉ nói đến một phần thôi, người nghe tự mình sẽ đoán ra hết tất cả những gì có thể xảy ra trong cái đêm định mệnh ấy.



Bài hát này được ca sĩ Emilio Tuero ghi âm lần đầu tiên vào năm 1941, nhanh chóng trở thành một ca khúc ăn khách để rồi được chuyển dịch sang hàng chục thứ tiếng. Riêng trong tiếng Việt, bản nhạc này có ít nhất là hai lời khác nhau.Sinh năm 1916, mất năm 2005, Consuelo Velazquez thời còn trẻ đã tốt nghiệp nhạc viện thành phố Guadalajara. Bà vào nghề như một nghệ sĩ dương cầm, biểu diễn trong khuôn khổ Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Mêhicô. Song song với sự nghiệp chơi đàn piano cổ điển, bà còn sáng tác hàng trăm ca khúc nhạc nhẹ, nhưng không có bài nào đạt đến tầm vóc kinh điển của bài Besame Mucho.
Lời thứ nhất do tác giả Y Vân đặt cho bài hát với tựa đề ‘‘Đời như giấc mơ’’. Lời thứ nhì là của tác giả Trường Kỳ với tựa “Yêu nhau đi”, và đây là phiên bản thông dụng nhất vì đa số các bài ghi âm tiếng Việt đều chọn lời của tác giả Trường Kỳ.



Trong những câu sau và nhất là trong phần điệp khúc, bà Consuelo Velasquez đã ngẫu hứng biến tấu theo câu mở đầu, thay đổi cấu trúc thành điệu bolero, dựa vào ca từ để mở ra một bối cảnh cụ thể và dẫn dắt câu chuyện trong bài hát. Tác giả Enrique Granados cùng với các nhà soạn nhạc Isaac Albéniz, Manuel de Falla và Joaquín Rodrigo, được mệnh danh là Tứ Quý, tiêu biểu cho sự khởi sắc của dòng nhạc cổ điển Tây Ban Nha cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Nói rằng Besame Mucho là một bản nguyên tác của Consuelo Velasquez không hoàn toàn đúng. Bởi vì khi viết bản nhạc này ở tuổi 15, Consuelo đã vay mượn khá nhiều từ các bậc tiền bối. Khi bạn nghe kỹ, thì hai câu mở đầu bài Besame Mucho đã lấy lại một giai điệu của nhà soạn nhạc cổ điển Enrique Granados người Tây Ban Nha.
Trong các kiệt tác của nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha, có tác phẩm mang tựa đề là Goyescas, một tổ khúc gồm 6 điệu đàn dương cầm gợi hứng từ thế giới hội họa của Francisco Goya. Tổ khúc này còn có tiểu tựa : Đôi tim non trẻ yêu đương (Los majos enamorados).



Tác giả Enrique Granados viết khúc đàn này để tặng cho vợ (bà Ampero). Tựa như bàn tay của một nhà kim hoàn mài dũa trau chuốt một viên ngọc, ông Enrique Granados đã chạm trỗ, khắc họa nhiều chi tiết vào giai điệu, để rồi qua đó, ông gửi gấm tất cả những cảm xúc tình tứ sâu lắng nhất.Trong sáu giai điệu này, có khúc đàn số 5 với tựa đề là "Lời thở than hay Thiếu nữ và Cánh chim Họa mi" (Quejas, o La Maja y el Ruiseñor), nổi tiếng là rất khó đối với người chơi đàn, do các nốt nhạc bay bổng thường được viết liền nhau, buộc người độc tấu dương cầm phải vuốt cùng lúc nhiều phím đàn, để tạo ra tiếng hót thánh thót của chim họa mi.
Khi vay mượn lại những câu đầu của khúc đàn số 5, bà Consuelo Velasquez giữ lại tiết tấu tha thiết của giai điệu, cũng như hình tượng của đôi tình nhân trong cái thuở yêu thương say đắm ban đầu. Từ giai điệu Tiếng chim Họa mi, bà ứng tấu thành một bản Dạ khúc cho đôi Tình nhân.
Vượt thời gian, bài hát Besame Mucho đã đi vào huyền thoại. Vượt không gian, bản nhạc trữ tình này nói lên được một điều mà tuổi trẻ ở nơi nào cũng dạt dào khát khao : Sống như thể ngày mai ta chết. Yêu cho đến tàn đêm chấm hết.

Không có nhận xét nào: