Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM GIÚP XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT

Nhiều khi chúng ta đi xét nghiệm y tế, cầm trên tay kết quả nhưng không hiểu được ý nghĩa của các xét nghiệm này, việc đọc bệnh hoặc triệu chứng bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ. Bảng tập hợp này giúp chúng ta tự đọc bệnh của mình và người thân



No
Chỉ số
Đặc điểm
Đơn vị
Ngưỡng cho phép

CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA


1
Glucose

Trước đây, bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi xét nghiệm đường máu lúc đói có giá trị lớn hơn hoặc bằng 7,8mmol/l; nhưng thời gian gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo chỉ số đường máu lớn hơn hoặc bằng 7mmol thì đã được chẩn đoán đái tháo đường. Bởi vì, khi có lượng đường trong máu lớn hơn hoặc bằng 7mmol/l thì người bệnh sẽ có những nguy cơ mắc bệnh tim mạch và những nguy cơ khác có thể dẫn đến tử vong nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Mmol/l
4.1 – 5.9
2
Creatinin

Creatinin là acid methyl guanidin được tổng hợp ở gan rồi được máu vận chuyển tới cơ. Tới tế bào cơ creatinin gắn phốtphát từ ATP để tạo thành creatin phốtphát là một dạng dự trữ năng lượng. Sử dụng cho việc co cơ. Trong quá trình trao đổi năng lượng một phần creatinin phốtphát bị mất nước, đóng vòng tạo thành creatinin, đây là sản phẩm cặn bã không được sử dụng; creatinin ra khỏi cơ vào máu rồi được đào thải qua thận. Sự bài xuất creatinin xảy ra duy nhất qua nước tiểu. Creatinin được lọc ở cầu thận, khi cầu thận bị tổn thương creatinin tăng trong máu sớm hơn so với urê và phản ảnh tổn thương chức năng của thận. Do đó creatinin máu là xét nghiệm đáng tin cậy hơn so với urê.
Trị số creatinin huyết thanh ở người bình thường. Nam: 62-120 Mmol/lít (micromol/lít). Nữ: 53-100 Mmol/lít.
Khi trị số creatinin bắt đầu tăng, chức năng của thận đã bắt đầu giảm, khi urê máu tăng kèm theo creatinin máu 200 Mmol là suy thận vừa. Creatinin máu > 170 Mmol tương đương với sự hủy hoại ít nhất 50% chức năng thận.
Umol/l
Nam:
74 – 110
Nữ:
58 - 96
3
Acid uric
Chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chuẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào. Khi bạn đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì phải thường xuyên đến bác sỹ để kiểm tra chỉ số acid uric và các mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Chỉ số acid uric phải là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Bởi vì mỗi mức chỉ số acid uric mô tả tình trạng bệnh của bệnh nhân gút đang ở mức độ nguy hiểm nào. Tuy nhiên mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân không hiểu để theo dõi. Nên chúng tôi xin liệt kê những thông tin về chỉ số acid uric và tình trạng bệnh liên quan tới chỉ số để các bạn tiện tham khảo và theo dõi.
CHỈ SỐ ACID URIC VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH GÚT
 Mg/dl      
   Mol/l
 Mmol/l           
                                           Lưu ý
     <6
    <350
    <0,35
 Tốt: ở mức độ này sẽ ko cho hình thành các tinh thể urat và giải phóng các tinh thể urat lắng đọng ở khớp

     6-7
350-400
  0,35- 0,4
Cảnh Báo: Xuất hiện một vài triệu trứng như tê, ngứa và đỏ da, hoặc các triệu trứng thông thường của bệnh gút
     >7
   >400
     > 0,4
Tình trạng xấu: Các tinh thể urat hình thành nhiều hơn, các tinh thể urat lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy. Tình trạng ngày càng xấu.
Umol/l
Nam:
208 – 428
Nữ:
154 - 357
4
Bilirubin toàn phần
Các tên gọi khác
Bilirubin toàn phần; Bilirubin tự do;Bilirubin gián tiếp; Bilirubin liên hợp; Bilirubin trực tiếp
Định nghiã
Bilirubin là sản phẩm chuyển hoá của hemoglobin. Bilirubin toàn phần và bilirubin trực tiếp thường được đo để tầm soát và theo dõi bệnh gan hay đường mật
Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?
Máu được lấy là máu tĩnh mạch hay máu mao mạch. Sau đó máu sẽ được đem quay li tâm tại phòng xét nghiệm để tách huyết tương và tế bào máu ra riêng, và bilirubin được đo từ huyết tương.
Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm này ?
Phải nhịn đói 4 giờ trước khi làm xét nghiệm. Cơ sở y tế mà bạn đến khám sẽ hướng dẫn cho bạn ngưng sử dụng những thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Những thuốc có thể làm tăng bilirubin trong máu bao gồm :allopurinol, steroids, một số thuốc kháng sinh, thuốc kháng sốt rét, azathioprine, chlorpropamide, cholinergics, codeine, thuốc lợi tiểu, epinephrine, meperidine, methotrexate, methyldopa, ức chế men MAO, morphine, nicotinic acid, thuốc ngừa thai uống, phenothiazines, quinidine, rifampin, salicylates, sulfonamides, và theophylline.
Những thuốc có thể làm giảm bilirubin gồm : barbiturates, caffeine, penicillin, và salicylate liều cao.
Tại sao phải làm xét nghiệm này
Xét nghiệm này thường làm để xác định xem bệnh nhân có bị bệnh gan hoặc tắc nghẽn đường dẫn mật hay không.
Bilirubin được chuyển hoá từ những tế bào hồng cầu già chết đi . Trong hồng cầu có chứa hemoglobin, chất này thoái hoá thành heme và globin. Heme được biến đổi thành bilirubin, nó được albumin chuyên chở trong máu đến gan. Tại gan, thường là những bilirubin liên hợp ( gắn với ) glucuronide trước khi được bài tiết ra mật. Bilirubin liên hơợp còn gọi là bilirubin trực tiếp; còn bilirubin không liên hợp (hay bilirubin tự do) được gọi là bilirubin gián tiếp. Bilirubin toàn phần là bao gồm tổng của bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp.
Bilirubin liên hợp được gan bài tiết vào đường mật và dự trử ở túi mật hay được chuyển trực tiếp xuống ruột non. Ngoài ra, bilirubin còn được chuyển hoá bởi những vi khuẩn ở trong ruột biến thành urobilin, là chất làm cho phân có màu vàng. Một lượng nhỏ urobilin được tái hấp thu và được bài tiết ra nước tiểu, lúc này gọi là urobilinogen.
Umol/l
5 - 21
5
ASAT (GOT)
ALAT (GPT)
GGT
GOT và GPT là cách gọi trước đây, AST và ALT là cách gọi bây giờ, Aspartate Aminotransferase và Alanine Aminotransferase, mọi người hay gọi chung cả 2 thứ là men gan. AST có nhiều ở cơ tim và ở gan, còn ALT chủ yếu ở gan, ít hơn ở thận, cơ tim và xương. Men gan bạn cao thế chắc chắn là viêm gan, AST/ALT < 0,5, 80% bạn bị viêm gan virus. Bạn nên đi khám ngay chuyên khoa tiêu hoá, gan mật và làm thêm các xét nghiệm để có thể điều trị kịp thời. Viêm gan C còn ghê hơn AIDS đấy.
SGOT, SGPT và GGT là những men gan. Nó phản ánh tình trạng tổn thương gan. Khi gan bị viêm, hoại tử như trong viêm gan siêu vi, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, bệnh lý tự miễm.... xét nghiệm sẻ thấy các men này tăng lên trong máu.
Mỗi loại men gan đặc trưng cho một loại bệnh như SGPT tăng nhiễm trong viêm gan do siêu vi, trong khi đó SGOT, GGT tăng nhiễm trong viêm gan do rượu. Điều này cũng giúp bác sĩ một phần trong chẩn đoán nguyên nhân viêm gan. Nhưng để chẩn đoán chính xác, cần kết hợp giữa khám bệnh và các cận lâm sàn khác như siêu âm, xét nghiệm ....Các xét nghiệm tìm bệnh lý tự miễn nếu cần. Khi đả chẩn được chính xác viêm gan do nguyên nhân gì, khi đó mới có hướng điều trị thích hợp được. Do đó Anh nên đến khám chuyên khoa gan để khám bệnh và lam xét nghiệm thêm.
U/L
AST < 50
ALAT < 50
GGT < 55
6
Cholesterol, triglyceride, lipoprotein
Rối loạn mỡ trong máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu hay tăng cholesterol máu là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh là mối lo ngại của nhiều người có tình trạng cân nặng dư thừa nhưng thực tế nhiều người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch... Trong bài nói hôm nay có những từ chưa dịch được sang tiếng Việt như: cholesterol (cô-lét-tê-rôn), triglyceride (tri-gly-sê-rít), lipoprotein (li-pô-prồ-tê-in) nên chúng tôi vẫn tạm sử dụng từ tiếng Anh, xin quý cô bác thông cảm. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về rối loạn mỡ trong máu, trong bài nói chuyện hôm nay chúng ta sẽ xem xét các vấn đề cơ bản như sau:
1. Rối loạn mỡ trong máu là gì ?
2. Tác hại của tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
3. Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu như thế nào.
Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Mỡ trong máu hiện diện dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid.
Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn.
Cholesterol có 2 nguồn gốc: 
* Thứ nhất: từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng...chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.
* Thứ nhì: do gan tạo ra chiếm đến 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm.
Điều này lý giải tại sao nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Họ bị rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn tạo cholesterol ở gan. Ở đây xin được giải thích thêm một số từ chuyên môn mà nhiều bà con thường thắc mắc không hiểu khi đọc trên những phiếu xét nghiệm. Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trong cao có thên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu. Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.
Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng cholesterol hay tăng mỡ trong máu để chỉ tình trạng này là không chính xác mà ta phải gọi là rối loạn mỡ trong máu có nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ. Đôi khi không có tăng thành phần gây hại nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu.
Như vậy khi muốn phát hiện sớm có bị rối loạn mỡ trong máu hay không ta cần làm những xét nghiệm gì ? Xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu gòm 4 thành phần:
* Cholesterol toàn phần
* LDL-cholesterol viết tắt là LDL - c
* HDL-cholesterol viết tắt là HDL - c
* Triglycerid
Để đánh giá xét nghiệm chúng ta cần lưu ý:

Loại mỡ trong máu
Trị số bình thường
Không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần
Dưới 200 mg%
Trên 240 mg%
LDL-c
Dưới 130 mg%
Trên 160 mg%
HDL-c
Trên 45 mg%
Dưới 35 mg%
Triglycerid
Dưới 160 mg%
Trên 200 mg%
mmol
Cholesterol toàn phần < 5.2
Triglyceride < 1.70
HDL – C   > 1.55
LDL – C
< 3.4

CÁC CHỈ SỐ MIỄN DỊCH


1
FT4
TSH
Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp
Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:
- T4 toàn phần (Thyroxin - tetraidothyronin)
- T4 tự do (Free T4).
- T3 (Triiod thyronin).
- TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).
Pmol/l
FT4
7.86 –14.41

uU/ml
TSH
0.34 – 5.6
2
PSA toàn phần
Kháng thể PSA (postate-specific antigen) là một protein tạo ra bởi các mô tiển liệt tuyến ung thư (ác tính) và không ung thư (hiền). PSA có chức năng làm loãng các tinh trùng.Một lượng nhỏ PSA thoát vào trong dòng máu. Thông thường các tế bào ung thư sản xuất nhiểu PSA hơn các tế bào lành,làm cho mức PSA trong máu tăng. Tuy nhiên  xác định số đo PSA thế  nào là cao  là  một vấn đề phức tạp vì ngoài mức PSA bác sĩ còn phải kể đến một số những yếu tố khác  như tuổi tác, kích cỡ tuyến tiển liệt, tốc độ thay đổi nhanh hay chậm của mức PSA, ảnh hưởng của thuốc lên việc đo PSA tỉ như thuốc finasteride( Propecia, Proscar), dutasteride (Avodart) hoăc môt số  dược thảo bổ  sung.
Ng/ml
0 - 4
3
Prolactin
Hàm lượng prolactin trong máu tăng lên, dẫn đến việc suy giảm khả năng tình dục, nam giới bị bất lực và vú phát triển to như ở nữ giới.
Prolactin là một kích thích tố nội tiết (hormone) do tuyến yên (pituitary gland) sản xuất (tuyến yên là một thành phần của não bộ, nằm ở đáy sọ). Prolactin kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa. Lượng prolactin trong máu gia tăng ở những người có u trong tuyến yên (pituitary adenoma), bị bệnh yếu tuyến giáp trạng (hypothyroidism) và trong khi dùng một số thuốc. Lượng prolactin cao có thể gây chứng mất kinh, hiếm muộn và chảy dịch ở núm vú (galactorrhea).
 Lượng prolactin bình thường dưới 30 ng/mL. (chỉ số bình thường có thể khác tùy theo mỗi phòng thí nghiệm). Lượng prolactin lên, xuống trong ngày, và có thể gia tăng khi tinh thần bị căng thẳng. Vì vậy, nên thử máu vào buổi sáng trước khi ăn và sau khi ngơi nghỉ độ 30 phút.
 Ở những phụ nữ ăn chế độ nhiều chất béo, lượng PROLACTIN thuờng cao, ở những người ăn chế độ thực vật, lượng PROLACTIN thường thấp và ở những đối tượng này tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn.
mIU/ml
(127-637)

HUYẾT HỌC
CÔNG THỨC MÁU


1
WBC
white blood cell = bạch cầu
G/l
4.0 – 10.0
2
RBC
Red Blood Cell = hồng cầu
T/l
3.5 – 5.8
3
HGB
Hemoglobin = huyết sắc tố
g/L
120 - 165
4
HCT
Hematocrit = dung tích hồng cầu
L/l
0.35 – 0.48
5
MCV
Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu
fl
83 – 92
6
MCH
Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
pg
26 – 32
7
MCHC
Mean corpuscular hemoglobin concentration = nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
g/l
320 – 360
8
RDW
Red (cell) Distribution width = phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu)
%
10 – 15
9
PLT
platelet = Tiểu cầu
G/l
150 – 450
10
MPV
Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu
fl
6.5 – 11
11
PCT
Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu

0.1 – 0.5
12
PDW
Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước TC.

6 – 18
13
LY#

G/l
0.6 – 3.4
14
MO#

G/l
0.0 – 0.9
15
NE#

G/l
1.8 – 7.5
16
EO#

G/l
0.0 – 0.7
17
BA#

G/l
0.0 – 0.7
18
LY%

%
17 – 48
19
MO%

%
0 – 8
20
NE%

%
43 – 76
21
EO%

%
0.1 – 7
22
BA%

%
0.1 – 2.5
23
Nhóm máu




HUYẾT HỌC
MÁU LẮNG


1
1 giờ

Mm/1h
< 10
2
2 giờ


< 20
3
VI SINH


4
HBsAg
HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface Antigen, tức là kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Nếu kết quả XN là HBsAg (+) có nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B, HbeAg (-) có nghĩa là siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên


5
HBsAb
 Kháng thể chống VR viêm gan B do cơ thể sinh ra


6
HCV
Siêu vi viêm gan C, HCV có thể gây viêm gan cấp, mãn và sau đó là xơ gan và ung thư gan.


7
HAV
Viêm gan A


8
HAV – IgM



9
HAV - IgG




NƯỚC TIỂU


1
LEU
Tế bào bạch cầu ( nếu dương tính thì là nhiễm trùng đường tiểu):
Cell/ul
10-25
2
PRO
Protein (pro): đạm 
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
- bình thường không có
mg/dL hoặc
g/L
7.5-20

0.075-0.2
3
SG
Nước tiểu lãng/đặc ( thừa nước hoặc thiếu nước)

1.003-1.030
4
GLU
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường , bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
mg/dL hoặc
mmol/L
50-100

2.5-5
5
NIT
 Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. - bình thường âm tính. 
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
mg/dL. 
0.05-0.1
6
PH

Độ axit trong nước tiểu


5.5 – 6.0
7
KET
Tiểu đường do nhịn ăn, dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. 
mg/dL hoặc
mmol/L
2.5-5

0.25-0.5
8
UBG
Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật 
mg/dL
Hoặc
mmol/L
0.2 - 1.0

3.5 - 17
9
ERY

Cells/ul
Âm tính
10
ASC
Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận.
mg/dL hoặc
mmol/L
5-10

0.28-0.56
11
BIL

Umol/l
Âm tính
12
BLD
Nhiễm trùng nước tiểu, sỏi thận, xuất huyết bàng quang
dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường 
mg/dL
hoặc
Ery/ UL
 0.015-0.062

5-10

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thành thật cám ơn.Rất hữu ích cho tôi