Những ghi chép trong
“Sử ký Trương thừa tướng liệt truyện” đã mô tả chân thực độc chiêu trường thọ
của ông. Trương Thương (năm 256 TCN - năm 152 TCN), là người huyện Dương Vũ
(tức huyện Dương Vũ, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay). Thời nhà Tần, ông từng
được giữ chức ngự sử. Lưu Bang khởi nghĩa, Trương Thương bèn quy thuận.
Sau khi vương triều Tây Hán lập nên, ông được Hán Cao Tổ phong chức Bắc Bình hầu. Tới thời Hán Văn Đế, sau khi Quán Anh qua đời, Trương Thương được cất nhắc lên ngôi vị thừa tướng. Ông là vị quan có tài trong triều Hán, cũng là nhà khoa học, nhà chính trị cổ đại Trung Quốc chủ trương xóa bỏ nhục hình.
Sau khi vương triều Tây Hán lập nên, ông được Hán Cao Tổ phong chức Bắc Bình hầu. Tới thời Hán Văn Đế, sau khi Quán Anh qua đời, Trương Thương được cất nhắc lên ngôi vị thừa tướng. Ông là vị quan có tài trong triều Hán, cũng là nhà khoa học, nhà chính trị cổ đại Trung Quốc chủ trương xóa bỏ nhục hình.
Trương Thương
Dòng dõi nhà Trương
Thương phần lớn đều có thân hình thấp nhỏ, cao chưa quá 5 thước. Nếu dùng cách
nói của cổ nhân “Thất xích nam nhi” (ý chỉ người đàn ông thân cao 7 thước), thì
dòng dõi họ Trương đều là những người có ngoại hình không hoàn hảo.
Để cải thiện yếu tố di
truyền này, ông đặc biệt chú tâm tới việc dưỡng sinh, bồi bổ sức khỏe. Không
màng tới rượu, kiêng tuyệt đối những thực phẩm cay nóng, thừa tướng họ Trương
chỉ thích uống sữa người. Ông tính tình lạc quan cởi mở, mê đàn hát, vô ưu vô
lo. Cuối cùng, mọi nỗ lực dưỡng sinh của Trương thừa tướng cũng được đền đáp.
Hình dáng của ông được cải thiện phần nhiều, thậm chí, đời con cháu cũng theo
đó mà phát huy.
Sau khi rời chốn quan
trường, không còn giữ chức thừa tướng, Trương Thương càng chú ý dưỡng sinh. Vì
tuổi già sức yếu, răng rụng sạch trơn, ông bèn nuôi hơn 100 phụ nữ làm “vú em”
trong nhà để tận hưởng nguồn sữa tự nhiên từ các “bà vú” khiến cơ thể có thêm
sinh lực. Hàng ngày, vào mỗi bữa ăn, sữa người là nguồn thực phẩm chính giúp
Trương Thương duy trì sự sống. Lão thừa tướng cũng vì vậy mà sống thọ tới hơn
100 tuổi mới từ giã cõi đời.
Phần mộ của Trương Thương dài 40m, rộng 30m, được đặt tại trấn
Thành Quan, huyện Nguyên Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
--
NGHÈO KHÔNG DỄ
Mấy ngày gần đây, trên các báo, đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi xem ai là kẻ giàu nhất nước. Vấn đề tưởng rằng đơn giản té ra phức tạp vô cùng. Ông được nêu danh có một ngàn tỉ thì bảo rằng mình đang nợ một ngàn lẻ một tỉ. Ông có một triệu đô la cổ phiếu than thở mình chả sánh được với đứa có trăm ngàn đô la tiền mặt. Ông có hai trăm căn biệt thự khai là mình thiếu tiền điện đủ cả hai trăm căn.
Cãi nhau om sòm, chưa ngã ngũ thì các nhà kinh tế đã mở cuộc hội thảo khoa học lớn, mang tên: “Đi tìm người nghèo nhất Việt Nam”.
Tưởng rằng hội thảo vắng người, vì ban tổ chức thông báo trước đây là hội thảo nghèo nên tiền ăn trưa và tiền phong bì nhỏ lắm. Đã vậy, để tiết kiệm, cứ hai người mới được phát một chai nước suối loại thường. Nhưng may quá, số đại biểu đến dự vẫn rất đông, trong đó có cả nhiều ông có tên trong danh sách giàu, chứng tỏ nghèo và giàu chỉ cách nhau gang tấc.
Mở đầu hội thảo, một ông đứng lên, yêu cầu công nhận mình là kẻ nghèo nhất vì bao nhiêu năm qua, không có nổi một chiếc áo may-ô! Lập tức, có cụ đứng lên phản bác, nói rằng may-ô còn cao cấp quá, bản thân ông bao năm qua chưa có quần đùi!
Chưa kịp kết luận thì một vị lên diễn đàn nhận mình nghèo nhất, do chục năm nay chưa được ăn cơm. Lập tức chủ tịch đoàn đọc đơn tố cáo ông đó chẳng ăn cơm do toàn ăn tiệc. Kẻ ấy bẽn lẽn rút lui.
Một đại biểu xin nhận danh hiệu nghèo vì từ nhỏ tới lớn chưa khi nào vô nổi rạp xem phim. Nghe quá thương tâm thì một vị khác xông lên, kêu cả cuộc đời chưa xem tấu hài. Hội trường ồ lên kinh ngạc, ai cũng xót xa, nhưng anh ta lại dại dột thú nhận là đã từng xem kịch. Thế là danh hiệu nghèo nhất vẫn còn nguyên.
Như bất cứ ngành khoa học nào, khoa học nghèo cũng có vài tên gian lận. Có đại biểu khai mình chưa bao giờ trong túi có một xu, đến khi khám túi đầy thẻ tín dụng. Có đại biểu kêu nghèo cả đời chưa mua nổi tờ báo, nhưng khi ban tổ chức xông đến kiểm tra nhà thì đúng báo không có, mà phòng chất đầy tạp chí thời trang.
Một giáo sư phát biểu: Cái nghèo vật chất chẳng ăn thua gì, cái nghèo tâm hồn mới là khốn khổ. Ông than vãn ông chưa khi nào có bạn, ông phải là nghèo nhất thì một người khác dẫn chứng giáo sư đang có nhiều đối tác làm ăn. Hai bên cãi qua cãi lại coi đó phải bạn hay không, om sòm khiến chủ tọa phải mời cả hai xuống.
Nhưng dù sao, ý kiến của giáo sư cũng làm lộ ra một phương thức mới, đó là nếu không tính nghèo vật chất, cũng xét tới nghèo tinh thần. Một nhân viên sụt sùi tự nhận nghèo nhất về lòng dũng cảm vì chưa khi nào cãi sếp. Nhưng một nhân viên khác còn nghèo khủng khiếp khi chưa bao giờ biết sếp là ai. Nhân viên thứ ba nghèo vì thấy cơ quan ai cũng là sếp cả!
Cả hội nghị nổ tung khi có đại biểu lên diễn đàn thú nhận nghèo tới độ chưa khi nào biết mình nghèo, tới được đây mới biết.
Rồi cả hội trường lặng đi khi thấy có anh trình bày trong nước mắt, nói rằng nghèo tận cùng, nghèo khủng khiếp vì chưa khi nào có một giấc mơ dù tầm thường nhất trong đầu.
Tất cả đều reo lên “vô địch nghèo đây rồi” và giơ tay biểu quyết. Cả rừng cánh tay giơ lên, riêng một cậu ngồi im. Hỏi cậu ta tại sao? Cậu nói mình cả đời chưa khi nào có một quyết định gì trong tất cả mọi chuyện.
Cậu lập tức được bầu là nghèo không đối thủ.
Mấy ngày gần đây, trên các báo, đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi xem ai là kẻ giàu nhất nước. Vấn đề tưởng rằng đơn giản té ra phức tạp vô cùng. Ông được nêu danh có một ngàn tỉ thì bảo rằng mình đang nợ một ngàn lẻ một tỉ. Ông có một triệu đô la cổ phiếu than thở mình chả sánh được với đứa có trăm ngàn đô la tiền mặt. Ông có hai trăm căn biệt thự khai là mình thiếu tiền điện đủ cả hai trăm căn.
Cãi nhau om sòm, chưa ngã ngũ thì các nhà kinh tế đã mở cuộc hội thảo khoa học lớn, mang tên: “Đi tìm người nghèo nhất Việt Nam”.
Tưởng rằng hội thảo vắng người, vì ban tổ chức thông báo trước đây là hội thảo nghèo nên tiền ăn trưa và tiền phong bì nhỏ lắm. Đã vậy, để tiết kiệm, cứ hai người mới được phát một chai nước suối loại thường. Nhưng may quá, số đại biểu đến dự vẫn rất đông, trong đó có cả nhiều ông có tên trong danh sách giàu, chứng tỏ nghèo và giàu chỉ cách nhau gang tấc.
Mở đầu hội thảo, một ông đứng lên, yêu cầu công nhận mình là kẻ nghèo nhất vì bao nhiêu năm qua, không có nổi một chiếc áo may-ô! Lập tức, có cụ đứng lên phản bác, nói rằng may-ô còn cao cấp quá, bản thân ông bao năm qua chưa có quần đùi!
Chưa kịp kết luận thì một vị lên diễn đàn nhận mình nghèo nhất, do chục năm nay chưa được ăn cơm. Lập tức chủ tịch đoàn đọc đơn tố cáo ông đó chẳng ăn cơm do toàn ăn tiệc. Kẻ ấy bẽn lẽn rút lui.
Một đại biểu xin nhận danh hiệu nghèo vì từ nhỏ tới lớn chưa khi nào vô nổi rạp xem phim. Nghe quá thương tâm thì một vị khác xông lên, kêu cả cuộc đời chưa xem tấu hài. Hội trường ồ lên kinh ngạc, ai cũng xót xa, nhưng anh ta lại dại dột thú nhận là đã từng xem kịch. Thế là danh hiệu nghèo nhất vẫn còn nguyên.
Như bất cứ ngành khoa học nào, khoa học nghèo cũng có vài tên gian lận. Có đại biểu khai mình chưa bao giờ trong túi có một xu, đến khi khám túi đầy thẻ tín dụng. Có đại biểu kêu nghèo cả đời chưa mua nổi tờ báo, nhưng khi ban tổ chức xông đến kiểm tra nhà thì đúng báo không có, mà phòng chất đầy tạp chí thời trang.
Một giáo sư phát biểu: Cái nghèo vật chất chẳng ăn thua gì, cái nghèo tâm hồn mới là khốn khổ. Ông than vãn ông chưa khi nào có bạn, ông phải là nghèo nhất thì một người khác dẫn chứng giáo sư đang có nhiều đối tác làm ăn. Hai bên cãi qua cãi lại coi đó phải bạn hay không, om sòm khiến chủ tọa phải mời cả hai xuống.
Nhưng dù sao, ý kiến của giáo sư cũng làm lộ ra một phương thức mới, đó là nếu không tính nghèo vật chất, cũng xét tới nghèo tinh thần. Một nhân viên sụt sùi tự nhận nghèo nhất về lòng dũng cảm vì chưa khi nào cãi sếp. Nhưng một nhân viên khác còn nghèo khủng khiếp khi chưa bao giờ biết sếp là ai. Nhân viên thứ ba nghèo vì thấy cơ quan ai cũng là sếp cả!
Cả hội nghị nổ tung khi có đại biểu lên diễn đàn thú nhận nghèo tới độ chưa khi nào biết mình nghèo, tới được đây mới biết.
Rồi cả hội trường lặng đi khi thấy có anh trình bày trong nước mắt, nói rằng nghèo tận cùng, nghèo khủng khiếp vì chưa khi nào có một giấc mơ dù tầm thường nhất trong đầu.
Tất cả đều reo lên “vô địch nghèo đây rồi” và giơ tay biểu quyết. Cả rừng cánh tay giơ lên, riêng một cậu ngồi im. Hỏi cậu ta tại sao? Cậu nói mình cả đời chưa khi nào có một quyết định gì trong tất cả mọi chuyện.
Cậu lập tức được bầu là nghèo không đối thủ.
Theo báo Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét