Ngô Tự Lập
1. Trẻ em Mỹ “không cần”
trường
”Không cần” theo nghĩa đen, không
phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với
giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần
quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ
tương lai.
Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinhhoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao… “Không cần” ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).
Chế độ “Học tại nhà” (Home
schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà
không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách
để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ
tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một
nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể
giúp đỡ con cái học tại nhà.
Nhiều gia đình không hề sử dụng
các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào
thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội
dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời
gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn
lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên
cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ
áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.
2. Trẻ em Mỹ cũng không theo một
chương trình thống nhất
Ở Mỹ, chương trình học của
các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ
theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không
biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa
phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên
Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.
Vì không học theo một giáo trình
thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính
vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học
nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do
tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh
viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp.
Tuy vậy, họ có một điểm chung là
rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc
chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và
đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành
tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.
Không tự ti sao được khi một đứa
trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả
bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó
là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo
dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy
thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan
trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường
không nhằm mục đích thi cử.
3. Các trường phổ thông của Mỹ
không có sách giáo khoa chung trong cả nước
Việc lựa chọn các loại sách để dạy
trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà
trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất
quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách
nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, “Of Mice and Men”
(Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là “Của chuột và người”), cùng hai tác
phẩm kinh điển khác là “The Adventures of Huckleberry Finn” (Những cuộc phiêu
lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và “To Kill a Mockingbird” (Giết chết
một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học
phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.
Hai trường trung học Normal
Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban,
bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để
nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là
tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck
là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, “không thể
hiện các giá trị truyền thống”, “gây phản cảm” đối với con gái bà.
Đây không phải là trường hợp cá
biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ
chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị
buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó,
150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca
ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè
năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến
hành thẩm định vấn đề “ngôn ngữ dung tục” của cuốn sách “Of Mice and Men” khi
có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường
quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại “Of Mice and
Men” cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.
4. Coi nhà trường như doanh nghiệp
Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay
thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì
ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.
Khác với Việt Nam, các trường đại
học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: Học tập
là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ
vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không
bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp
lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu
thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh
sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không
nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.
Nói vậy, nhưng việc đăng ký học
cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá
kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn
đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng.
Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng
tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật…Chương trình kéo
dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa
bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 – 12 năm!
Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức
chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn
USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được
nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một
số làm việc ngay tại trường.
5. Chuyện ngược đời thứ năm là bất
chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế
giới.
Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi
nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất,
hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một
trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét